[tintuc]


Tháng 12 năm 2019, Công ty TNHH TNV Việt Nam và Công ty Cổ Phần 3G Plus thống nhất cùng nhau hợp tác để xây dựng một chương tình hợp tác dài hạn để xây dựng một gói giải pháp tổng hợp bao gồm:
- Tư vấn và cung cấp hệ thống mài, đánh bóng theo từng đặc thù riêng của khách hàng
- Thiết kế, chế tạo các dòng máy mài nhám tiêu chuẩn sử dụng nhám vòng/đai
- Cung cấp vật liệu và công nghệ mài / đánh bóng sử dụng giấy nhám
- Xây dựng quy trình mài, đánh bóng phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

Cùng thời điểm đó, 3G và TNV lần đầu cùng nhau song hành triển lãm Ngũ kim tại Sài Gòn. tại triển lãm, 2 bên lần đầu giới thiệu đến khách thăm gói dịch vụ nói trển.

Catalogue giới thiệu
- Hệ thống máy mài nhám hiệu suất cao mang nhãn hiệu 3G: https://drive.google.com/file/d/1lYJDqzGcRrVcgHI_eXJ3s7x1wxVX1oT3/view?usp=sharing
- Các loại nhám mài, đánh bóng mang nhãn hiệu White Dove (chim câu): https://drive.google.com/file/d/17-bPExJx-fX5imVlGW_BjayQ3SUsuhZl/view?usp=sharing

Dưới đây là một số hình ảnh liên quan.


[/tintuc]

[tintuc]
Hiệu quả chà nhám của giấy nhám phụ thuộc vào độ hạt (grit) và cách lựa chọn độ hạt thích hợp với mỗi đối tượng sản phẩm cần chà nhám. Một số chia sẻ về độ hạt sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn loại giấy nhám phù hợp cho mình.


Trước tiên, cần hiểu độ hạt ở đây nghĩa là các hạt cát mài mòn trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chuẩn này. Độ hạt càng cao thì số lượng hạt cát càng dày, độ ma sát càng cao vì thế bạn nên cận thận khi chọn lựa giấy nhám theo từng giai đoạn.

Giấy nhám được chia thành 5 loại chính nhưng không phải tất cả trong số đó đều phù hợp với ngành chế biến gỗ. Glasspaper, còn được gọi là giấy đá lửa, là rất nhẹ, thường có màu vàng nhạt. Glasspaper phân hủy dễ dàng, và hiếm khi được sử dụng cho chế biến gỗ.

Giấy garnet thường có màu nâu đỏ, mà thường được sử dụng trong chế biến gỗ.Với lớp cát không quá dày rất phù hợp khi bạn tiến hành chà nhám sản phẩm lần cuối trước khi sơn.

Nhôm Oxide là một loại phổ biến của giấy nhám cho các dự án chế biến gỗ. Đây là loại giấy thường được sử dụng trong điện máy đánh nhám. Oxide nhôm bền hơn so với giấy Garnet, nhưng không đạt hiệu quả cao bằng giấy garnet.

Silicon Carbide giấy thường là một màu xám tối hoặc thậm chí màu đen. Đây là loại giấy được sử dụng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hoặc dùng "ướt chà nhám", sử dụng nước như một chất bôi trơn.Tuy nhiên loại giấy nhám này không phù hợp với ngành chế biến gỗ

Cuối cùng, giấy nhám Gạch (Ceramic Sandpaper) được làm bằng một số các chất mài mòn bền nhất hiện nay, và có thể loại bỏ một lượng đáng kể nguyên liệu 1 cách nhanh chóng.

Như vậy,đế có 1 sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn chất lượng.Bạn nên bắt đầu công việc với Oxide Nhôm thô-grit, tiếp theo hay sử dụng giấy nhám Garnet để hoàn thiện sản phẩm của mình.

[/tintuc]

[tintuc]
Công ty TNHH HISC Việt Nam (HIBEST) là nhà cung cấp giải pháp tổng thể cho các vấn đề mài và đánh bóng bề mặt. HISC hiện là đối tác của 3G Plus, công ty chuyên nghiệp trong việc thiết kế, sản xuất các dòng máy và hệ thống mài - đánh bóng sử dụng nhám đai / vòng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Đặc biệt là ứng dụng trong ngành cơ khí.



Hiện tại, chúng tôi đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí bán hàng các sản phẩm Máy và hệ thống mài/đánh bóng sử dụng đai nhám dành cho khách hàng người dùng sau cùng. Thông tin về sản phẩm có tại đây: Tài liệu về sản phẩm

Yêu cầu:
- Có hiểu biết về kỹ thuật cơ khí (kỹ sư hoặc cử nhân).
- Yêu thích kinh doanh bán hàng
- Có khả năng sử dụng và khai thác các công cụ online cho việc bán hàng.

Quyền lợi
- Hưởng thu nhập từ lương cứng và hoa hồng bán hàng (sẽ thảo luận trực tiếp khi phỏng vấn).
- Tham gia các chương trình đào tạo về kỹ thuật, kinh doanh.
- Được hỗ trợ chi phí di chuyển, liên lạc
- Đóng bảo hiểm và các quy định khác theo luật.

Hồ sơ xin gửi về 
Công ty TNHH HISCVietnam
Địa chỉ: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Điện thoại: 024-21209696
Email: nhamcongnghiep@baochico.vn
Địa điểm trên google Maps: www.g.page/nhamcongnghiep


[/tintuc]

[tintuc]

Thép không gỉ hay Inox được sử dụng rộng rãi trong cả công nghiệp và dân dụng. Trong nhiều trường hợp inox cần được xử lý bề mặt trước khi gia công. Việc mài và đánh bóng bề mặt inox tấm là bước quan trọng để đảm bảo bề mặt được xử lý đúng như yêu cầu.


Mài và Đánh bóng inox tấm

Quy trình mà và đánh bóng inox được thực hiện như sau:


Bước 1. Mài thô bề mặt vết hàn hoặc điểm bị gia công nhiệt.

Xin nói rõ mài bóng inox và đánh bóng inox là hai quá trình gia công bề mặt inox với một nguyên lý giống nhau là tẩy đi lớp kim loại trên bề mặt inox bằng phương pháp cắt gọt, chà miết. Quá trình mài được thực hiện để loại bỏ sự nhấp nhô của bề mặt mối hàn. Quá trình đánh bóng bề mặt là quá trình được dùng sau khi quá trình mài đã hoàn thành và kết quả của quá trình này là tiền đề cho quá trình đánh bóng gương bề mặt inox.

Các cỡ hạt được dùng cho quá trình mài bóng inox :
- Cỡ hạt 36: Với cỡ hạt này người ta dùng để xóa các vết hàn trên bề mặt Inox (gọi là quá trình đánh phá bề  mặt inox) với các mối hàn thô được tạo ra của quá trình hàn que,hàn MIG.
- Cỡ hạt 60: Với cỡ hạt này dùng để xóa các mối hàn có độ nhấp nhô thấp như mối hàng Tig, hoặc dùng để tẩy đi sự sần sùi của bề mặt sau khi gia công với cỡ hạt 36 (đây là quá trình xóa đi các rãnh do cỡ 36 để lại, kết quả là bề mặt phẳng hơn).
- Cỡ hạt 80/120: Cỡ hạt này là cơ sở cho việc đánh bóng gương bằng phớt đánh bóng hoặc  máy đánh bóng rung 3 chiều. Nếu như chúng ta muốn bỏ qua cỡ hạt này thì không bao giờ có thể tạo ra bề mặt bóng gương được.
- Cỡ hạt 180/240: Đây là cỡ hạt phù hợp cho bước cuối cùng của quá trình đánh sọc Inox. Cỡ hạt này cũng được coi là bước tiền đề không thể thiếu khi gia công đánh bóng gương Inox.
- Cỡ hạt 320/400: Với cỡ hạt này thì chúng ta sẽ tạo ra được  bề mặt sáng bóng như gương

Bước 2. Đánh bóng tinh bằng phớt vải.

Không giống với quá trình mài phá bề mặt inox, quá trình đánh bóng bằng vải và bột chuyên dụng không lấy đi lớp kim loại trên bề mặt inox một cách nhanh chóng. Quá trình đánh bóng inox này có xu hướng làm cho bề mặt nhẵn mịn hơn, sáng hơn và có độ tương phản cao hơn. Vật liệu được dùng là bánh vải đánh kết hợp với kem đánh bóng hoặc bột đánh bóng để tạo ra độ bóng của bề mặt kim loại.
Ngoài ra, độ bóng của bề mặt kim loại còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình mài thô trước khi đánh bóng và chất liệu sản phẩm, yếu tố cơ bản là thành phần niken trong kim loại. Nếu quá trình mài thô không được xử lý tốt thì bước đánh bóng tinh không đạt kết quả.


Vải đánh bóng có nhiều loại, phù hợp với từng công đoạn đánh bóng và yêu cầu của sản phẩm
+ Loại vải đánh bóng có độ mịn trung bình được dùng để đánh bóng các sản phẩm như  : thìa, muỗng, dao…
+ Loại vải đánh bóng có độ mịn cao được dùng để đánh bóng cho các thiết bị trong ngành dược, inox trang trí cao cấp.

Thông thường, sau quá trình đánh bóng thô sẽ dùng từ 2-3 bước đánh bóng tinh để làm bề mặt sáng bóng.
Chúng ta có thể hình dung về quá trình đánh bóng gương gồm các bước như sau:
K36 => K60 => K120 => K180 => K280 => K320 => K400 => đánh bóng tinh vải mịn trung bình với lơ =>
đánh bóng tinh vải độ mịn cao với lơ.
(K là ký tự cỡ hạt lơ hoặc cát)

Bước 3: Đánh bóng bề mặt inox bằng Máy xóc rung ba chiều.

Cách đánh bóng inox bằng máy xóc rung ba chiều là một hình thức xử lý bề mặt bóng, sáng đạt 90% so với đánh bằng phương pháp phớt vải. Điều khác biệt của việc đánh bóng bằng máy đánh bóng rung 3 chiều hay còn gọi là máy xóc rung 3 chiều là dùng máy đánh bóng kết hợp với bi thép, hóa chất đánh bóng thay cho phớt vải và lơ.
Cách đánh bóng inox bằng máy có những ưu điểm nổi trội : giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động, sản phẩm có độ đồng đều cao.


TNV Cung cấp các loại nhám thùng ở tất cả các dải cỡ hạt và kích thước theo yêu cầu. Loại hạt TNV sử dụng thường là loại PAO (Premium Alumium Oxide) hoặc SiC (Các bít Silic). Với tùy chỉnh công nghệ khác nhau, nó có thể phù hợp cho việc mài và đánh bóng, đánh xước tấm inox hoặc ứng dụng cho cả mài bề mặt tấm gỗ công nghiệp.

Một số hình ảnh sản phẩm và gia công sản phẩm của TNV
Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm

Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm

Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm

Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm

Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm

Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm

Nhám Thùng cho mài và đánh bóng inox tấm
[/tintuc]

[tintuc]

Bánh đánh bóng - Sản phẩm không thể thiếu trong ngành gia công kim loại
Bánh đánh bóng là sản phẩm có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp phụ trợ. Các loại bánh đánh bóng có công dụng xử lý bề mặt kim loại, giúp tiết kiệm thời gian và sức lao động đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm.


Bánh đánh bóng là khái niệm chung chỉ các loại sản phẩm thuộc nhóm hỗ trợ xử lý bề mặt sản phẩm kim loại như: Bánh nỉ, bánh vải, bánh bùi nhùi, bánh giáp...  Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số sản phẩm cụ thể và tác dụng cụ thể.

Các loại bánh đánh bóng trong công nghiệp phụ trợ

Bánh nỉ

Bánh nỉ là một trong những loại vật tư dùng trong ngành công nghiệp hỗ trợ phổ biến nhất, được tạo ra từ các nguyên liệu gồm nỉ, cát và keo công nghiệp.
Bánh nỉ có một số màu cơ bản như đỏ, xanh, xám, trắng... trong đó, bánh nỉ xám và bánh nỉ đỏ là hai loại được sử dụng phổ biến hơn cả. Công dụng của bánh nỉ là mài mòn, giúp cho bề mặt kim loại nhẵn mịn hơn.

Bánh vải

Bánh vải đánh bóng (phớt vải) là vật liệu dùng để đánh bóng thủ công và chính xác hơn là dùng trong khâu đánh bóng tinh để hoàn thiện trước khi đưa đến tay người dùng.
Bánh vải thường được sử dụng kết hợp với các sản phẩm kem đánh bóng, bột đánh bóng hoặc lơ đánh bóng màu xanh cùng với máy đánh bóng cầm tay để tạo ra sản phẩm láng mịn và sáng bóng, thậm chí có thể soi gương được.

Bánh bùi nhùi

Bánh bùi nhùi hay còn được gọi là bùi nhùi nhám hoặc bùi nhùi kim loại, là một loại vật tư dùng để xử lý bề mặt kim loại. Cũng như bánh nỉ, bánh bùi nhùi được cấu tạo từ sợi nỉ, cát và keo công nghiệp nhưng được ép thành dạng bánh dạng mềm, mỏng hơn.
Bánh bùi sử dụng cho máy đánh bóng cầm tay, có tác dụng chà, đánh bóng các vật liệu tương đối mềm như đồng và nhôm.

Bánh giáp/nhám xếp

Bánh giáp xếp (Bánh mài xước, bánh mài đánh bóng) là một sản phẩm được làm từ nguyên liệu chính là vải giáp được phân nhỏ thành miếng sau đó xếp thánh dạng bánh tròn và liên kết với nhau bằng keo công nghiệp. Loại này rất thích hợp cho mài via các sản phẩm đúc, dập định hình trong cơ khí.

Bánh xơ dừa

Bánh xơ dừa (còn có tên gọi khác là bánh sisal, bánh bố sisal) hiện là vật liệu đánh bóng kim loại khá phổ biến trong các nhà máy sản xuất, gia công kim loại.
Nguyên liệu sản xuất ra bánh xơ dừa là sợi phơi khô của cây sisal được trồng nhiều ở Trung Quốc và Brazin. Lượng sơ sisal phải hông rời rạc và đủ tiêu chuẩn về mặt kích thước, độ dày tiêu chuẩn thì bánh xơ dừa mới đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả mang lại.

Địa chỉ cung cấp các loại bánh đánh bóng uy tín, chất lượng

Hiện nay, các loại bánh đánh bóng được phân phối bởi nhiều đơn vị kinh doanh nên nhà sản xuất cần thận trọng và lựa chọn kỹ lưỡng để mua được sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý. Cần lưu ý rằng những nhà cung cấp các sản phẩm phụ trợ có giá rẻ hơn hẳn thị trường thường không đem lại hiệu quả về mặt đánh bóng. Thay vì mua đồ rẻ nhưng không sử dụng được, lựa chọn thông minh hơn đó là các nhà cung cấp có giá thành ở trung và cao có thể đảm bảo cho năng suất, chất lượng đánh bóng và hạ giá thành sản phẩm.

Trên thực tế, để biết được sản phẩm có tốt hay không đơn vị sản xuất phải đưa vào sử dụng mới có thể đánh giá. Cùng một đại lý, cùng một loại sản phẩm nhưng mỗi lần một chất lượng khác nhau không phải là điều hiếm thấy. Chính vì vậy, cách tốt nhất để có được bánh đánh bóng chất lượng tốt và ổn định với giá hợp lý, đơn vị sản xuất nên chọn mua tại địa chỉ uy tín.
[/tintuc]


[tintuc]

Máy mài nhám đai hay còn gọi là máy mài nhám 3 quả lô, 4 quả lô, là một thiết bị hoàn thiện sản phẩm hoặc tinh chế chi tiết khi gia công. Nhám đai là loại nhám dùng trong công nghệ xử lý bề mặt kim loại. Nhám đai có kích thước dài giống như một cái đai thắt nên nó có tên gọi là nhám đai hay đai nhám, nhám dây.




Bài viết nói về loại máy mài nhám giấy, dạng đai gắn vào máy, có ít nhất 2 quả lô trở lên. Các loại mài nhám khác sẽ nói trong bài khác.

Mục lục:

  1. Máy mài nhám đai là gì?
  2. Công dụng của máy mài nhám đai
  3. Phân loại máy mài nhám đai
  4. Những điều cần lưu ý khi vận hành Máy mài nhám đai
  5. Những địa chỉ đáng tin cậy để Tìm mua máy mài nhám đai


1/ Máy mài nhám đai là gì?


Máy mài nhám đai là một chiếc máy dùng đai nhám (hay còn gọi là nhám vải) để mài vật liệu kim loại, gỗ,...

cau-truc-may-mai-nham-dai 

Cấu tạo của máy thường  bao gồm một motor chính, một quả lô chính gắn trực tiếp lên motor, và 1 tới 3 quả lô phụ, để dẫn lai dây đai, vừa căng dây nhám.

Các chuẩn phổ biến:

- Motor: 1HP tới 2HP (750W tới 1500W), 2.800rpm (vòng trên phút), điện 220V hoặc 3 pha.

- Dây nhám: Với loại nhám dài thì dây thường có bề ngang 5cm (2 inches), còn với loại máy mài nhám ngắn (2 quả lô chẳng hạn) thì nhám có bề rộng 10cm - 15cm (4 - 6 inches)

- Độ dài phổ biến theo chuẩn quốc tế: 2x48 inch (cho loại 2 quả lô) và 2x72 inch (cho loại 3,4 quả lô).

- Các quả lô phụ bên trong là những vòng bi (bạc đạn) công nghiệp, chịu tải/tốc độ/nhiệt độ cao. Khi chế máy mài nhám đai bạn cần lưu ý điều này để chế quả lô, không thì nó sẽ không dùng bền được.

- Thường thì đai nhám sẽ được chuẩn bị vài sợi với độ mịn khác nhau, như 80, 120, 180 và 300, để tiện dụng thay ra thay vào khi hoàn thiện bề mặt của sản phẩm. Ví dụ như khi mài dao, bạn sẽ cần nhám thô trước để phá và nhám mịn để đánh bóng rồi có thể nhám siêu mịn để lấy màu.



2/ Công dụng của máy mài nhám đai


Mài nhám đai có rất nhiều ứng dụng, và một tiệm cơ khí hay một tiệm mộc mà không có một cái máy mài nhám thì thật khó hiểu.

Dân DIY thì càng phải có một chiếc máy mài nhám đai, vì nó rất cần thiết trong chế tạo chi tiết, lắp ghép, tận dụng vật liệu chứ không có sẵn, khớp sẵn để lắp với nhau

Nhiều người thường quan tâm tới tốc độ của motor, nhưng họ quên rằng, để tăng tốc độ của dây nhám khi chạy, thì ta chỉ cần tăng đường kính quả lô chính (quả lô gắn vào motor) là có thể tăng được tốc độ.

Tốc độ càng cao thì hiệu năng làm việc của máy mài nhám đai càng tốt, vì bản chất của mài nhám là sử dụng ma sát để làm nhẵn, để bào mòn vật liệu.

Với những đặc tính của mình, ta thấy Máy mài nhám đai thường được dùng để:

  • Đánh bóng bề mặt kim loại, mài mịn bề mặt vật liệu gỗ
  • Mài sắc lại những dụng cụ kim loại, đặc biệt hữu ích trong mài dao, kéo, những bề mặt khó
  • Gia công, tinh chỉnh chi tiết
  • Mài phẳng những chi tiết có bể mặt dài (khi ngả nằm máy mài nhám đai xuống, thì bề dài rất dài)
  • Mài được hầu như mọi góc: với hệ thống 2 quả lô đầu (lô Y hay còn gọi lô D), thì ta chỉ cần chỉnh độ nghiêng của lô so với mặt bàn tì là có được mọi góc để mài tùy ý.
  • Mài góc tròn: dùng chính quả lô để mài những chi tiết có độ lõm rất tuyệt.
  • Thao tác thay dây nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian khi hoàn thiện sản phẩm cần nhiều công đoạn với nhiều loại nhám khác nhau, như mài dao, đánh bóng bề mặt,...
  • Độ dài và kích thước của nhám được chuẩn hóa quốc tế, giúp việc đặt mua sử dụng nhanh chóng, dễ dàng, đồng bộ.
  • Còn gì nữa không nhỉ?


Đôi khi, bạn tự hỏi tại sao lại dùng nhám dài quá vậy, có phải phí phạm không? khi ta sẽ phải chuẩn bị những cái đai dài tốn kém. Nhưng thật ra, so với nhám bé, nhám lột từng tờ, hay nhám tiết kiệm nho nhỏ, nhám đai dùng rất bền và hữu hiệu, tiết kiệm hơn hẳn. Những loại nhám bé thường bị thải loại, thay mới khi nhiều vùng trên nó vẫn còn gai nhám, trong khi nhám đai, khi thay mới là lúc hầu như toàn bộ gai nhám trên bề mặt đã tiếp xúc với vật liệu và bị mòn rồi.


3/ Phân loại máy mài nhám đai


Có rất nhiều loại máy mài nhám đai. Trong khi đa số mọi người dùng nhám đai để hoàn thiện chi tiết gia công cơ khí, thì nhám đai dùng để hoàn thiện các chi tiết, sản phẩm gỗ cũng rất tuyệt vời. Với loại nhám phù hợp, bạn có thể làm chủ phòng DIY của mình. Dưới đây là một số loại máy mài nhám đai phổ biến

Mài nhám đai 2 bánh

Mài nhám đai 2 bánh là loại phổ biến nhất trong dòng mài nhám đai, dùng cho những vật liệu cứng và mài phẳng. Thường thì quả lô chính sẽ gắn thẳng vào motor, còn quả lô còn lại có chức năng căng đai và giữ cho đai thẳng hàng khi chạy.


Khổ phổ dụng của nhám đai này là 2x36 inch (5x92 cm)
Motor của dòng này thường là loại 1 HP (750W) và có tốc độ quay khoảng trên 2000rpm (thường thì người ta chuộng 2880rpm, nhưng nếu tốc độ nhỏ hơn thì chỉ cần tăng đường kính quả lô chính lên thôi)

Dây nhám cho loại này ngắn hơn, nhưng bề mặt lại rộng hơn các loại nhám khác. Quả lô chính luôn có đường kính to hơn lô phụ, vừa dùng để lai dây nhám, vừa có thể dùng bề mặt nó làm mâm mài như hình trên.

Horizontal-Belt-Grinder
Horizontal Belt Grinder


hard-core-belt-grinder
hard-core-belt-grinder

2x48-inch-2-Wheel-Belt-Grinder
2 x 48 inch 2 Wheel Belt Grinder

Handheld-Belt-Grinder
Handheld Belt Grinder


Mài nhám đai 3 bánh


Cấu trúc của máy cũng tương tự như loại mài nhám đai 2 lô, tức là phần lô phụ sẽ phụ trách luôn nhiệm vụ căng đai. Khác biệt duy nhất là lô phụ sẽ thay bằng hệ thống 2 lô chữ D, để dùng bàn tì ở đây mài mặt phẳng.

Máy mài nhám 3 bánh này coi vậy mà hay, vì nó có được rất nhiều góc tiếp xúc vật liệu khác nhau, khiến nó trở nên đa năng hơn.

Hardcore-Premium-2x72-inch-Variable-Speed-Flat-Platen-Belt-Grinder
Hardcore Premium 2 x 72 inch Variable Speed Flat Platen Belt Grinder
3-Wheel-Belt-Grinder
3-Wheel-Belt-Grinder
3-Wheel-Belt-Grinder
3-Wheel-Belt-Grinder
RadiusMaster-Belt-Grinding-Machine
RadiusMaster-Belt-Grinding-Machine
RadiusMaster-Belt-Grinding-Machine
RadiusMaster-Belt-Grinding-Machine



Mài nhám đai kết hợp nhám đĩa


Máy mài nhám này thường có 2 quả lô chính - phụ, có tiết diện rộng và đai ngắn. Máy thường gồm một hệ thống gắn thêm vào máy mài 2 đá chuẩn, để "chế" thành một chiếc máy đa dụng đa năng như hình dưới đây.

Belt-Grinder-Bundle
Belt-Grinder-Bundle
Belt-Grinder-Bundle
Belt-Grinder-Bundle


Mài nhám đai Khung vuông tự cân chỉnh


Đây là loại máy mài nhám đai công nghiệp, khá hiện đại và độc đáo hiện nay. Máy có khả năng tự cân chỉnh, tự co giãn giữa các quả lô, tự thay đổi tốc độ để làm việc tối ưu khi tiếp xúc với vật liệu phôi.

Maximizer-2x72-inch-Premium-Belt-Grinding-Machine
Maximizer-2x72-inch-Premium-Belt-Grinding-Machine
Maximizer-2x72-inch-Premium-Belt-Grinding-Machine
Maximizer-2x72-inch-Premium-Belt-Grinding-Machine


4/ Những điều cần lưu ý khi vận hành Máy mài nhám đai


- Khi sử dụng máy chà nhám phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ để bảo vệ tránh khỏi những bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp vào mắt và mặt.

- Dùng bịt tai để giảm thiểu tiếng ồn

- Không dùng máy chà nhám gần vật dễ bén lửa để tránh gặp phải tình trạng gây cháy nổ.

- Không như máy khoan, khi khoan vật liệu càng cứng thì tốc độ càng chậm, máy mài nhám đai nên để tốc độ càng cao càng tốt, vì lực ma sát sẽ càng tăng, độ rung lặp của máy cũng sẽ đạt trạng thái cân bằng tốt hơn.

- Máy mài nhám đai khi vận hành sẽ rung và ồn, đặc biệt là nó tạo ra điện từ do quá trình ma sát giữa các vật liệu với nhau hay giữa chính các chi tiết của máy với nhau. Bạn hãy đảm bảo chân máy tiếp đất tốt, thân máy nên bằng kim loại để dẫn điện ra dây, sau đó cho nó đi xuống đất.

Đã từng có một tai nạn thương tâm vì vấn đề điện rò này, tuy hy hữu nhưng vấn có thể xảy ra. Còn việc chạm vào bị tê tê là thường xuyên.

5/ Những địa chỉ đáng tin cậy để Tìm mua máy mài nhám đai

Máy mài nhám đai Quang 007

Máy mài nhám đai Doll Trường

Các máy mài nhám đai của Doll Trường là loại nhôm nguyên khối, nhìn cũng khá độc đáo.
Các bạn có thể liên hệ qua Facebook Doll Trường


Cơ Khí Đại Nhân - 3GPlus


Dưới đây mà video làm chiếc máy mài đai mà mình thích nhất từ một bạn ở Sài Gòn

Nguồn bài viết: Chế Bình Dân
[/tintuc]

0982-181007